Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy: Đặt cây ở đâu tốt nhất?
Cây lưỡi hổ được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Đây là loại cây có nhiều tác dụng về thẩm mỹ, phong thủy và sức khỏe đối với con người. Những ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy và vị trí đặt cây tốt nhất đều được chia sẻ ở bài viết này.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Như tên gọi của nó, cây lưỡi hổ đại diện cho loài hổ. Trong văn hóa các quốc gia phương Đông, hổ là loài thú mạnh mẽ và hung dữ khắc chế tà ma rất tốt. Vì vậy trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ và mang đến vận may cho con người.
Với hình tượng về loài hổ - loài sát phạt, cây lưỡi hổ có thể được trồng trước cửa hoặc cổng nhà như một cây trấn phong thủy. Hổ cũng là loài vương giả nên trong nhà có lưỡi hổ sẽ gia tăng vượng khí và giúp người trồng thăng tiến trong cuộc sống.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong kinh doanh cũng khá quan trọng. Cây có lá dài, thẳng hướng lên trên với đỉnh nhọn. Nó như là một con dao sắc bén sẵn sàng chọc thủng bất kỳ chướng ngại vật nào trên đường đi. Vì vậy những người làm ăn và kinh doanh nên trồng cây trong phòng khách hoặc phòng làm việc để công việc thuận lợi hơn.
Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào?
Cây lưỡi hổ có ý nghĩa rất tốt với con người nhưng để tối đa hóa lợi ích từ nó thì người trồng cần phải hợp tuổi. Thông thường những người tuổi ngọ và tuổi dần sẽ thích hợp để trồng cây này.
Trong tên của cây đã có chữ hổ nên những người tuổi hổ trồng cây lưỡi hổ rất tốt. Số mệnh và vận may của họ sẽ đều được gia tăng phần nào. Người tuổi ngọ rất xông xáo và hoạt bát kết hợp với các lá cây thẳng, đỉnh nhọn hướng lên sẽ phá tan mọi cản trở trên đường đi. Vì vậy người tuổi ngọ trồng lưỡi hổ sẽ đạt được nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra thì cây lưỡi hổ hợp mệnh gì cũng là một vấn đề đang được quan tâm nhiều. Trên lá có những đường màu vàng tượng trưng cho mệnh thổ nên người mệnh này trồng cây rất tốt.
Những người mạng thổ thường vững chãi, chắc chắn nhưng vì thế mà bỏ lỡ nhiều cơ hội và ít dám bứt phá. Sự sắc nhọn và không kém phần mềm mại của lưỡi hổ sẽ giúp họ tự tin và phá bỏ được các rào cản của bản thân.
Là loại cây có lá mỏng, viền hơi sắc với đỉnh lá nhọn, lưỡi hổ là cây phong thủy hợp với người mệnh kim. Trong văn hóa phương Đông, bạch hổ cũng là thần thú có tính kim nên người mệnh kim trồng cây sẽ được gia tăng số mệnh. Ngoài ra, sắc xanh hiền hòa và sắc vàng vững chãi của cây lưỡi hổ cũng giúp kìm hãm bớt sự sắc bén của họ để trở nên thân thiện hơn trong mắt mọi người.
Đặt lưỡi hổ ở đâu tốt nhất?
Lưỡi hổ là cây cảnh đẹp và dễ sống nên có thể được đặt tại nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Bạn có thể đặt cây tại phòng khách cạnh bàn tiếp khác hoặc góc phòng. Nó sẽ giúp thu hút thêm tài lộc cho gia chủ và thanh lọc không khí trong phòng. Đặc biệt nếu khác hoặc chủ nhà sử dụng thuốc lá và các thực phẩm có mùi thì lưỡi hổ càng là sự lựa chọn hoàn hảo để hút mùi đấy.
Cây lưỡi hổ có thể hấp thụ CO2 ngay cả trong phòng tối và ban đêm nên nhiều người đặt cây cạnh giường trong phòng ngủ. Cây sẽ cung cấp Oxy và độ ẩm cho ta có giấc ngủ ngon hơn.
Bạn cũng có thể đặt cây tại văn phòng làm việc cũng rất tốt. Lưỡi hổ luôn vươn thẳng lên trên một cách mạnh mẽ sẽ luôn là nguồn động lực giúp năng suất được gia tăng. Đồng thời cây hấp thụ bớt các chất phóng xạ từ máy tính và chất độc bay hơi từ máy in một cách hiệu quả.
Nếu bạn muốn trừ tà và xua đuổi điềm xấu thì nên trồng cây lưỡi hổ ở trước cửa hoặc cổng nhà. Cây có liên quan đến hổ là loài đứng đầu muông thú và khắc chế tà ma rất tốt. Vì vậy khả năng trừ tà của lưỡi hổ không kém gì cây xương rồng.
Các kiến thức khác về cây lưỡi hổ
Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Nó là thực vật có hoa thuộc họ măng tây và được mô tả khoa học lần đầu vào năm 1903.
Lưỡi hổ được trồng ở rất nhiều nơi và trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây có hai tên gọi chính là lưỡi hổ và lưỡi mèo. Đây là loại thực vật lọc không khí và chịu được môi trường ít ánh sáng nên thường được trồng trong nhà.
Cây lưỡi hổ là loài thân bụi mọc thẳng đứng, khi trưởng thành có thể cao tới 1,6m. Lá cây dẹt, mỏng và mọng nước với bề mặt bóng. Lá lưỡi hổ có tông màu chính là xanh lá có pha lẫn màu xanh và trắng.
Hai bên lá cây có một đường sọc vàng kéo dài từ ngọn xuống tới gốc cây. Tuy có đầu nhọn nhìn sắc nhưng thân cây lại khá mềm nên khi tiếp xúc sẽ không bị tổn thương.
Lưỡi hổ là thực vật có hoa dài khoảng 3-4cm với 6 cánh mềm mại, thuôn dài. cây lưỡi hổ ra hoa thành từng cụm và có màu trắng nhạt. Sau khi hoa cây lưỡi hổ tàn sẽ có quả hình tròn. Cây hiếm khi ra hoa nên hầu hết thời gian người ta chỉ thấy phần lá cây là chủ yếu. Vì vậy mà không ít người thắc mắc cây lưỡi hổ có hoa không.
Giá cây lưỡi hổ khá rẻ, chỉ khoảng một trăm nghìn đồng một chậu nhỏ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây tại các shop bán cây lưỡi hổ online hoặc cửa hàng cây cảnh.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Cây cảnh trang trí
Ngoài ý nghĩa phong thủy đặc biệt ra, không ít người tò mò cây lưỡi hổ có tác dụng gì nữa. Đây là cây cảnh đẹp có thể trồng cả trong và ngoài nhà đều được. Lá cây vươn thẳng, mỏng và nhọn khá khác biệt so với những loại cây cảnh còn lại. Tùy theo kích thước và chủng loại mà người ta cũng có thể đặt cây trên bàn hoặc trên sàn nhà.
Hai màu chính của lưỡi hổ là xanh và vàng tạo cảm giác hài hòa, tràn đầy sức sống cho không gian xung quanh. Cây có ý nghĩa phong thủy tốt nên được trồng khá nhiều để xua đuổi tà ma và cân bằng phong thủy.
Thanh lọc không khí
Cây lưỡi hổ chịu khô hạn khá tốt và quang hợp được cả trong bóng râm nên là cây để trong nhà phù hợp. Một công dụng của cây lưỡi hổ khác là hấp thụ CO2 và cung cấp O2 ngay cả trong đêm nên không ít người đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ và phòng điều hòa.
Nhắc đến lưỡi hổ thì không thể bỏ qua tác dụng lọc không khí của cây. Nó luôn nằm trong top những cây lọc không khí hàng đầu mà các nhà khoa học khuyến khích sử dụng.
Với hiệu suất cao, chỉ cần một cây lưỡi hổ nhỏ đã có thể đảm bảo chất lượng không khí trong phòng ở mức tốt. Lưỡi hổ có thể giảm bớt bụi mịn trong không khí, hấp thụ các chất phóng xạ từ máy tính và các độc tố bay hơi từ mực máy in,... Lựa chọn trồng loại cây này chính là sự đảm bảo về sức khỏe đường hô hấp cho bản thân mỗi người.
Thảo dược trong y học
Không chỉ là cây cảnh lọc không khí, tác dụng cây lưỡi hổ trong y học cũng được tìm ra. Các chất tìm thấy trong lưỡi hổ cũng có tác dụng tích cực đến sức khỏe con người. Vì vậy, người ta sử dụng cây lưỡi hổ chữa bệnh như một loại thảo dược tự nhiên an toàn.
Lá lưỡi hổ rửa sạch ăn cùng với muối điều trị hiệu quả các bệnh viêm họng, khản tiếng và ho nhẹ. Nước thuốc chiết xuất từ lưỡi hổ được sử dụng để chữa viêm tai giữa từ rất lâu.
Các loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có mấy loại cũng là câu hỏi của những người tò mò. Hiện nay có rất nhiều loại lưỡi hổ và nổi bật nhất là những loại cây dưới đây.
Cây lưỡi hổ xanh
Điểm nổi bật của cây lưỡi hổ xanh là không có viền vàng quanh lá. Trên lá cũng không có những đường viền vàng đan xen giống như những cây khác. Thay vào đó toàn bộ lá cây có màu xanh với những đường viền xanh đậm nổi bật trên nền xanh sáng.
Cây có nhiều sắc xanh nên mát mắt và nhìn xanh tốt hơn so với các cây cùng loài. Các đặc điểm còn lại của nó cũng rất tương tự các cây lưỡi hổ khác nên rất dễ trồng và chăm sóc.
Cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ thái là một trong những loại lưỡi hổ được trồng rộng rãi tại nước ta. Cây có phần thấp và bầu hơn các loại khác nên rất thích hợp làm cây cảnh để bàn. Lá cây có đường viền vàng rất to nhìn sáng và bắt mắt.
Lưỡi hổ thái sống tốt trong phòng kín và phòng điều hòa nên thích hợp để bàn trong văn phòng. Hiện nay cây đang được tìm mua rất nhiều bởi sự nhỏ gọn và bắt mắt.
Cây lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ vàng khá lùn, thông thường không cao quá 20cm. Lá cây có đường viền vàng rất lớn, có những cây chiếm hơn một nửa bề mặt lá. Vì vậy nhìn cây sáng và bắt mắt nhất trong các loại lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ đỏ
Khác biệt hẳn với các cây lưỡi hổ còn lại, lưỡi hổ đỏ có lá cây đỏ rất đặc trưng. Lá cây không mọc thẳng mà tỏa ra xung quanh nhìn khá mềm mại. Phần viền ngoài của lá có màu đỏ hồng khá rộng. Chính giữa có màu xanh đậm xen kẽ các đường sọc vàng. Đây là loại cây đem lại may mắn và tài lộc cho con người theo phong thủy.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cách nhân giống cây lưỡi hổ phổ biến là tách bụi và giâm cành. Bởi cây ít ra hoa kết quả và thời gian trồng bằng cách gieo hạt khá lâu. Vì vậy đa số mọi người chọn hai phương pháp trên nhờ sự đơn giản và ít tốn thời gian của chúng.
Tách bụi: Cây lưỡi hổ trưởng thành sẽ mọc ra những bụi con bên dưới những cây to. Người trồng có thể tách những cây con này ra khỏi bụi lớn để đem đi trồng riêng. Lưu ý nên đợi cây con phát triển ít nhất khoảng 2-4 tuần mới tách để cây có tỉ lệ sống sót cao.
Sử dụng phương pháp tách bụi rất đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên một điểm trừ là phải chờ cây trưởng thành sinh ra cây con nên số lượng bị hạn chế. Vì vậy đa số người ta trồng cây lưỡi hổ trong nhà riêng bằng cách này.
Giâm cành: Đây là kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ được những chuyên gia ưa chuộng nhất. Bởi giâm cành tạo ra lượng lớn cây nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật và sự cẩn thận trong quá trình nhân giống.
Cần chọn cành mẹ khỏe mạnh, trưởng thành vừa phải và không bị bệnh. Cắt lá thành từng khúc dài khoảng 5cm và để khô lát cắt. Trồng khúc lá ngập đất một nửa và đặt dưới nắng thì cây sẽ ra rễ sau một thời gian. Lúc này bạn có thể đem cây lưỡi hổ trồng trong nước hay trên đất đều được.
Khi đã trưởng thành và khỏe mạnh, cây lưỡi hổ ít tốn công chăm sóc và thích nghi tốt với môi trường sống. Tuy vậy để cây đẹp và xanh tốt, bạn cũng nên hiểu đúng về cách chăm cây lưỡi hổ sau đây.
Ánh sáng
Yêu cầu về ánh sáng của lưỡi hổ không hề khắt khe. Cây quang hợp tốt dưới ánh sáng trực tiếp và cả trong bóng râm. Ánh sáng đèn điện cũng đã đủ để lưỡi hổ tiến hành quang hợp ổn định.
Dinh dưỡng và nhiệt độ
Để lá cây tươi tốt và nhanh lớn, đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chú ý quan sát tình trạng đất để tiến hành bón phân cho cây. Thông thường người trồng chỉ cần bón phân định kỳ nửa năm một lần là đủ.
Cây phát triển nhanh khi nằm trong khoảng nhiệt từ 20-30 độ. Vì vậy lưỡi hổ phát triển khá tốt khi được đặt trong phòng.
Tưới nước
Lưỡi hổ không cần nhiều nước và thích nghi tốt với việc được tưới nước không đều đặn. Chỉ cần tưới ẩm đất là đủ cho cây phát triển bình thường. Lưu ý không tưới quá nhiều nước một lần sẽ gây thối và hỏng rễ cây.
Tình trạng cây lưỡi hổ bị thối lá, đốm lá hoặc vàng lá không diễn ra thường xuyên nhưng cần được phòng tránh. Khi phát hiện cây bị bệnh cần cắt bỏ ngay phần hỏng và mua thuốc phun cho lưỡi hổ. Đa phần các bệnh này khá dễ chữa nên người trồng có thể tự chữa cho cây tại nhà.
Những thông tin về cây lưỡi hổ trên đây hy vọng đã khiến bạn hài lòng. Đây là một loại cây tốt có nhiều công dụng nên bạn có thể đặt mua về trồng.