Cây trầu bà: ý nghĩa, tác dụng và cách trồng, chăm sóc tại nhà
Hiện nay việc trồng cây cảnh trong nhà đã dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Và cây trầu bà là một trong những loại cây được ưa chuộng và trồng nhiều. Những kiến thức về loại cây này như ý nghĩa, tác dụng hay cách trồng và chăm sóc trầu bà đều được chia sẻ ở ngay dưới đây.
Đặc điểm của cây trầu bà
Các cây họ ráy xuất hiện và được trồng rộng rãi ở nước ta. Cây trầu bà cũng là loại cây cảnh thuộc họ ráy có tên khoa học Epipremnum Aureum. Ngoài ra cây còn được biết đến khá nhiều với cái tên cây vạn niên thanh leo. Đây là giống cây đẹp lại dễ trồng nên hay được trồng làm cảnh trong nhà.
Trầu bà là loài cây leo cột với thân mềm, dài và khá dẻo dai. Thân, cành và lá trầu bà đều mang màu xanh mát mắt. Trên lá cây còn xuất hiện các đốm và vệt màu vàng tạo nên nét cao sang và đẹp đẽ. Hình dạng lá gần giống với lá trầu không to, rộng hình tim và mọc đơn.
Cây có độ bám tốt nên có thể leo trên nhiều địa hình khác nhau. Thông thường trầu bà được trồng leo quanh một cọc gỗ trong nhà. Rễ cây bám rất chắc và khỏe mạnh nên người trồng ít phải lo cây rơi rụng nếu dùng quạt trong nhà. Bên cạnh đó, cây trầu bà ưa bóng râm nên ít cần mang ra ngoài nắng nhiều nếu trồng trong nhà.
Giá cây trầu bà hiện nay khá rẻ, chỉ cần khoảng một trăm nghìn đồng là bạn đã sở hữu được một cây đẹp để trồng trong nhà. Bạn dễ dàng đến các cửa hàng cây cảnh trên toàn quốc để mua cây trầu bà mà mình muốn.
Ý nghĩa của trầu bà
Cây trầu bà có ý nghĩa gì?
Đây là loại cây phát triển mạnh và leo bám tốt nên nhiều người thắc mắc có nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không. Tuy nhiên không chỉ mang lại vẻ đẹp cho căn phòng, cây trầu bà trong phong thủy còn mang trong mình những ý nghĩa đặc biệt. Dáng cây rất sang nên hay được trồng tại phòng khách và được nhiều gia đình giàu có ưa thích.
Thông thường cây trầu bà được trồng với một cây cột gỗ thẳng đứng hình trụ. Thân cây mềm mại, uốn lượn vòng quanh trụ gỗ dạng xoắn nhìn như dáng rồng leo. Nó mang ý nghĩa về sự hài hòa âm dương, cương nhu kết hợp.
Những người hiểu biết về cây trầu bà phong thủy rất thích trồng cây trầu bà leo cột. Bởi nó như nhắc nhở con người về đức tính trong cứng ngoài mềm. Phải biết kết hợp giữa sự mạnh mẽ nơi cốt cách và mềm dẻo khi xử thế mới tạo nên một con người tài giỏi vẹn toàn.
Lá cây trầu bà to, rộng với các mặt lá hướng lên và xòe ra xung quanh. Nó như những cánh tay đang chìa ra đón lộc. Vì thế mà không ít người cho rằng ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà là đem lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho con người.
Ngoài ra sắc vàng điểm xuyết trên lá cây cũng khiến người ta liên tưởng đến màu vàng của kim tiền. Những người muốn có được phú quý, giàu sang thường khá thích trồng trầu bà trong nhà làm cảnh và cây phong thủy.
Cây lọc không khí đem lại sự thanh mát và thoải mái cho những người sống trong phòng. Từ xưa trầu bà được cho rằng có khả năng thu hút và hấp dẫn những dòng khí tích cực đến và lan tỏa khắp xung quanh. Đồng thời cây cũng thanh lọc và đẩy lùi được một phần khí xấu có hại ra xa.
Hình ảnh cây trầu bà vừa có tính thẩm mỹ cao lại mang không ít ý nghĩa tốt đẹp về mặt tâm linh và phong thủy. Vì vậy nó được trồng tại phong khách, phòng làm việc hay phòng ngủ đều mang đến nhiều lợi ích cho người trồng.
Cây trầu bà hợp mệnh gì?
Để thu được nhiều lợi ích nhất từ cây trầu bà thì người trồng cần phải biết cây trầu bà hợp tuổi nào và số mệnh hợp với cây. Trầu bà là cây phong thủy tốt lành nên không khắc bất cứ mệnh nào cả. Và các tuổi trong 12 con giáp trồng cây này cũng không cần cố kỵ điều gì.
Trầu bà có màu xanh lá mướt mắt và nhìn đầy sức sống. Những người mệnh mộc vốn rất hòa hợp với cây cối nên trồng cây trầu bà. Nó không chỉ giúp người trồng khỏe mạnh hơn mà còn giúp số mệnh của chủ nhân mạnh mẽ hơn nhờ sự tương đồng trong phong thủy.
Trên lá cây có những điểm vàng là một đặc thù của trầu bà. Và nó cũng là màu đại diện cho mệnh thổ. Người mệnh thổ vững trãi, kiên định kết hợp với sự mềm mại, uốn lượn vươn lên của cây sẽ mang lại nhiều thành cong mà ít gặp trắc trở. Bên cạnh đó thổ sinh mộc nên trầu bà được người mệnh thổ trồng sẽ rất tươi tốt.
Cây trầu bà thủy sinh đặc biệt hợp với người mệnh thủy. Cây trồng trong chậu nước vừa có bộ rễ đẹp lại mang lại tài lộc và may mắn cho người trồng. Đồng thời người mệnh thủy hòa đồng nhưng hay mềm yếu sẽ hạn chế bớt sự rụt rè và nhường nhịn quá mức của bản thân để phát triển.
Tác dụng cây trầu bà
Vậy còn cây trầu bà có tác dụng gì? Trầu bà vốn là cây cảnh trong nhà được biết đến rộng rãi. Đặc biệt ở nước ta gần đây có khá nhiều người thích trồng cây trầu bà. Vì cây dễ trồng và chăm sóc lại thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên khắp các vùng miền Việt Nam đều có thể bắt gặp cây trầu bà cảnh.
Thông thường cây được trồng thành dàn hoặc cho leo cột gỗ trong chậu. Tùy vào kích thước mà trầu bà được dùng để bàn hoặc đặt tại góc phòng làm cây trang trí. Tại các cửa hàng, khách sạn, người ta hay trồng cây tại những vị trí thoáng và dễ nhìn gần cửa chính.
Mang sắc xanh mát mắt, cành lá mềm mại ưa nhìn nên trầu bà có tính thẩm mỹ cao. Cây trồng không chỉ tăng thêm vẻ tự nhiên và hài hòa cho phòng ở mà còn có những ý nghĩa tích cực trong phong thủy.
Một ưu điểm của cây trầu bà so với những cây cảnh khác là khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu. Cây vẫn có thể sinh trưởng rất tốt nếu để trong phòng lâu ngày. Dưới ánh sáng đèn điện, trầu bà cũng tiến hành quang hợp khá ổn định. Vì thế mà cây đảm bảo được sự tươi tốt cùng sự cung cấp Oxy đều đặn.
Giống như nhiều loại cây trồng trong nhà, trầu bà giúp gia tăng chất lượng không khí trong phòng. Cây trầu bà hạn chế lượng bụi mịn lan tỏa trong không khí và hấp thụ CO2 để tiến hành quang hợp. Tại những phòng làm việc có sử dụng nhiều thiết bị điện tử tạo ra các phóng xạ và chất độc cũng được hạn chế nhờ trầu bà.
Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều những căn phòng ít hoặc gần như không có cửa sổ. Bởi sự xuất hiện của máy điều hòa ngày càng tăng và con người cũng dần phụ thuộc vào không khí điều hòa. Trong môi trường bí hơi và thiếu sáng ấy, không ít loại cây trồng gặp khó khăn sinh trưởng và phát triển. Cây trầu bà với khả năng thanh lọc không khí và ưa tối là sự lựa chọn hàng đầu để đặt trong những căn phòng này.
Ngoài tác dụng làm cảnh và lọc không khí, trầu bà cũng được coi như một loại dược liệu trong y học. Trước kia các thầy thuốc Đông y hay dùng lá trầu bà để làm nguyên liệu cho các bài thuốc chữa bệnh thận.
Tuy có nhiều tác dụng đối với con người nhưng quá trình sử dụng cây nên cẩn thận. Bởi cây trầu bà có độc tố trong lá và thân. Nếu chẳng may không biết mà ăn phải lá hoặc dính nhựa cây sẽ gây nguy hiểm cho con người.
Những gia đình có trẻ nhỏ và nuôi thú cưng trong nhà cần tránh để cây tại nơi thấp trẻ em dễ với tới. Bởi trẻ nhỏ sức khỏe yếu và thú nuôi nếu cho lá cây vào miệng sẽ bị ngộ độc và gây hại cho sức khỏe.
Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà
Hiện nay có các loại cây trầu bà khác nhau ở một số đặc điểm nên có những cây được ưa chuộng hơn những cây khác. Trong đó những loại cây phổ biến nhất phải kể đến như cây trầu bà đế vương đỏ, cây trầu bà đế vương xanh, cây trầu bà lá xẻ và cây trầu bà vàng. Bên cạnh đó những cây cây trầu bà trắng, cây trầu bà chân vịt, cây trầu bà tay phật hay cây trầu bà nam mỹ cũng được trồng khá nhiều.
Tuy khá đa dạng về chủng loại nhưng nhìn chung các cây trầu bà đều có cách trồng và chăm sóc giống nhau. Dưới đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.
Cách trồng cây trầu bà
Cây trầu bà có bộ rễ khỏe nên có thể trồng cây trên chậu đất hay đem cây trầu bà trồng trong nước đều được. Dù vậy vì cách trồng cây trầu bà leo cột trong nhà khá dễ lại có tính thẩm mỹ cao nên cây thường được trồng trên đất.
Sức sống và hoạt tính của trầu bà rất mạnh. Vì vậy người ta thường cắt các cành của cây đem đi trồng vừa thuận tiện lại nhanh ra cây. Bạn có thể tham khảo cách nhân giống cây trầu bà sau đây:
Lựa chọn cây trầu bà trưởng thành, khỏe mạnh và đang phát triển tốt. Cắt một đoạn cành từ 15 - 20cm để làm giống. Lưu ý cành giống đã phát triển đầy đủ và không bị thương trong quá trình cắt.
Khác với nhiều loại cây trồng cành, cành trầu bà chỉ mọc rễ khi quá trình sinh trưởng bị ức chế. Vì vậy nên trồng cành cây vào cát khô, không nên tưới nước. Sau một thời gian chú ý quan sát tình trạng của cành giống xem đã ra rễ chưa.
Khi cây trầu bà mọc rễ, người trồng đem cây trồng bình thường. Vì cây mới ra rễ còn khá yếu nên cần được chăm sóc cẩn thận tại nơi bóng râm. Có thể lựa chọn trồng cây trong chậu đất giàu dinh dưỡng hoặc trồng thủy sinh đều được.
Cách chăm sóc cây trầu bà
Trầu bà là cây cảnh trang trí trong nhà. Vì vậy luôn đảm bảo cây tươi tốt và khỏe mạnh là điều cần thiết được lưu ý. Tùy vào sự hiểu biết và cẩn thận của người trồng mà tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây có thể khác rất nhiều.
Ánh sáng
Như đã đề cập ở trên, trầu bà sống rất tốt dưới môi trường thiếu sáng trong nhà. Vì vậy người trồng có thể để cây tại nhiều vị trí khác nhau. Dù vậy, để lá cây có màu đẹp, nên đặt cây gần nơi cửa sổ hay ban công để quá trình quang hợp và tổng hợp sắc tố diễn ra tốt đẹp. Tránh xa những vị trí có ánh sáng trực tiếp chiếu vào cây.
Đất trồng
Đất trồng cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Vì vậy để trầu bà khỏe mạnh, đất trồng trong chậu phải có đủ dinh dưỡng và độ tơi xốp. Có thể sử dụng mùn cưa trộn lẫn với các loại phân ủ mục để trộn lẫn với đất.
Lưu ý cân bằng tỉ lệ phân bón một cách vừa phải để không làm ảnh hưởng đến cây phát triển. Tiến hành bón bổ sung hàng năm để tránh bạc màu đất.
Cách tưới nước
Trầu bà có thể được trồng thủy sinh ở trong chậu nước. Vì vậy cây cần khá nhiều nước và ít có nguy cơ bị úng hơn các cây cảnh thông thường. Người trồng cần tưới nước đều đặn mỗi ngày giúp cây khỏe mạnh và bóng mượt.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong những thắc mắc và tò mò của bạn về cây trầu bà đã được giải đáp hoàn toàn qua bài viết của chúng tôi.
Cây kim tiền có độc không? Ý nghĩa cây kim tiền phong thủy và vị trí đặt tốt nhất
Kim tiền là một trong những cây cảnh phong thủy được nhiều người biết tới nhất ở nước ta. Cây phù hợp để trang trí văn phòng, khách sạn, cửa hàng,... và có thể dùng làm quà tặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về ý nghĩa cây kim tiền phong thủy và vị trí đặt tốt nhất.
Đặc điểm cây kim tiền
Cây kim tiền còn có tên gọi là cây kim phát tài tại nước ta. Cây có tên khoa học Zamioculcas zamiifolia, thuộc họ Ráy. Đây là loại cây bụi rễ chùm có lá xanh tốt và sống lâu năm. Cây có xuất xứ từ châu Phi và được đem trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thân cây kim tiền khá mọng nước và phần gốc phình to. Phần mầm mọc vươn lên khỏi mặt đất hình thành các thân nhỏ. Lá mọc kép, hình trứng nhọn ở đầu có màu xanh sẫm. Phiến lá kim tiền dày, bóng đẹp có các cuống lá ngắn. Nếu được chăm sóc tốt, cây sẽ phân nhánh và cành lá rất nhanh.
Cây kim tiền nở hoa rất hiếm bởi yêu cầu về môi trường sống để cây nở hoa rất khắt khe. Cây kim tiền ra hoa vào những thời điểm nhất định trong năm và cần có dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
Hoa cây kim tiền có màu trắng hơi ngả vàng. Hình dạng của hoa là hình trụ dài mọc hướng lên. Quanh hoa có một lá bắc bao bọc màu vàng hơi xanh. Khi cây kim phát tài trổ bông, lá bắc sẽ bung ra và để lộ hoa thật bên trong.
Cây kim tiền có độc không?
Cây kim tiền là cây cảnh đẹp và có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên đây là cây họ ráy nên nhiều người lo ngại không biết cây kim phát tài có độc không. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, kim tiền là cây có độc.
Trong cuống và lá cây, người ta đã tìm thấy các chất độc gây kích ứng da. Nếu động vật chẳng may ăn phải sẽ xuất hiện các triệu chứng như tạo màng nhầy ở họng, niêm mạc ở lưỡi, môi,... khá nguy hiểm.
Trẻ em thường có xu hướng tò mò và thích nghịch ngợm những đồ vật có trong nhà. Đặc biệt những em nhỏ ít tuổi thường hay cho đồ vật vào miệng. Nếu trong trường hợp trẻ nhỏ ăn lá cây, trẻ sẽ bị nôn nao, khó chịu và co giật, hôn mê.
Nếu phát hiện trẻ ăn lá cây, cần đứa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để điều trị. Khi đặt cây trong nhà, nên chú ý để xa tầm với của trẻ em và động vật. bạn cũng có thể treo cây cạnh cửa sổ và ban công vừa làm đẹp trang trí lại an toàn.
Ý nghĩa cây kim tiền phong thủy
Ý nghĩa cây kim tiền
Là cây cảnh phong thủy nổi tiếng, ý nghĩa của cây kim tiền được nhiều người ưa thích. Tên của cây gồm hai chữ “kim” và “tiền” đều là những chữ chỉ tiền bạc. Vì vậy đây hiển hiên là loại cây mang lại tiền bạc, của cải dồi dào cho người trồng. Nếu phù hợp với cây, người trồng sẽ ngày càng phú quý và giàu có.
Là loại cây hàng đầu mang lại tiền tài cho gia chủ, cây kim tiền được rất nhiều người mua trồng trong nhà với niềm tin thu hút tài lộc. Những người làm kinh doanh, buôn bán trồng cây kim tiền cũng sẽ gặt hái nhiều thành công và làm ăn phát đạt.
Thân và lá cây luôn xum xuê, xanh tốt quanh năm. Lá cây ngửa hướng lên trên nhìn như những bàn tay hứng lộc. Vì vậy người ta còn quan niệm rằng kim tiền mang lại phúc lộc và sự thịnh vượng đến cho người trồng.
Cây kim tiền hợp mệnh gì?
Phong thủy cây kim tiền rất tốt, đa phần các mệnh đều có thể trồng cây được. Tuy nhiên để đạt được lợi ích lớn nhất khi trồng cây thì người chủ nên có mệnh và tuổi hợp với cây kim tiền.
Những người mệnh mộc gần gũi với cây cối và tự nhiên, họ trồng đa số loại cây đều đạt được nhiều ích lợi. Cây có cành lá xanh thẫm và tới tốt quanh năm nên người mệnh mộc trồng kim tiền rất tốt. Những người này sẽ vừa gia tăng được sinh lực lại đón nhận tiền tài vào túi mà vẫn giữa được sự hài hòa phong thủy.
Trong tên của cây có chữ kim nên hiển nhiên là kim tiền rất có lợi cho người mệnh kim. Người mang mệnh này thường rất xông xáo, mạnh mẽ và dám xông pha. Vì thế họ có thể gặt hái nhiều thành công nhưng cũng có nguy cơ rủi ro cao.
Cây kim tiền mang màu xanh sẫm mượt mà không chỉ giúp gia tăng khí vận mà còn khiến tính cách và vận mệnh của họ hài hòa hơn. Những người mệnh kim trồng cây này có thể bớt góc cạnh và sai lầm trong tính cách, khiến mọi người yêu quý họ hơn.
Đồng thời, người mệnh thủy có thể trồng kim tiền bởi kim sinh thủy. Để đạt được lợi ích tối ưu, người trồng có thể trồng cây trong chậu nước thủy tinh. Cây kim tiền thủy sinh sẽ mang đến cho chủ nhân tiền tài và nhiều may mắn hơn nữa.
Vị trí đặt cây kim tiền tốt nhất
Khi chọn vị trí đặt cây kim tiền thì yếu tố đầu tiên cần quan tâm phải là sự phát triển khỏe mạnh của cây. Kim tiền là loài ưa sáng nên nếu để trong nhà thì cần đặt tại vị trí có nhiều nắng.
Khi đủ ánh sáng quang hợp, cây sẽ tươi tốt và khỏe đẹp nên ý nghĩa phong thủy cũng tốt hơn. Những nơi phù hợp là địa điểm có ánh sáng hắt như gần cửa sổ, ban công hay cửa nhà. Lưu ý không đặt cây nơi có ánh nắng trực tiếp sẽ làm khô héo cây kim tiền.
Hướng đặt cây tốt sẽ là hướng Nam hoặc Đông Nam. Những hướng này có ánh sáng hắt vừa đủ cho cây phát triển. Đồng thời chúng thuộc cung tài lộc nên sẽ phát huy tốt khả năng thu hút tiền tài của kim tiền.
Những nơi như bậc thềm, trước hiên và cửa nhà cũng khá thích hợp để đặt cây. Kim tiền trồng tại vị trí trên vừa tạo cảnh đẹp lại có ý nghĩa chiêu tiền tài vào trong cửa nhà.
Một số thông tin khác về kim tiền mà bạn cần biết
Tác dụng của cây kim tiền
Các bạn đã biết cây kim tiền có tác dụng gì trong phong thủy. Ngoài ra cây kim tiền là cây cảnh đẹp trồng trong nhà tại nhiều nơi. Kích thước của cây vừa phải, có thể đặt trên bàn hay góc phòng đều được. Dáng cây đẹp, xanh tốt quanh năm nên có tính thẩm mỹ cao.
Kim tiền có thể trồng được cả trong và ngoài nhà. Cách chăm sóc cây kim tiền trong nhà không khó nên có thể trồng phổ biến được. Nếu biết phối hợp tốt, đây cũng có thể là loại cây nội thất hài hòa với thiết kế của phòng ở.
Cũng như các loại cây cảnh khác, kim tiền có khả năng nâng cao chất lượng không khí xung quanh. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra khả năng lọc khói bụi và khí CO2, cung cấp O2 của cây rất tốt. Trồng cây trong phòng giúp hấp thụ bớt các chất phóng xạ và chất độc bay hơi trong không khí từ các thiết bị công nghệ.
Những người sống trong môi trường có cây kim ngân sẽ có sức khỏe và tâm trạng được cải thiện. Các bệnh dị ứng và hệ hô hấp cũng được giảm thiểu nhờ khả năng kích thích hệ miễn dịch của cây. Sau những ngày làm việc căng thẳng và stress, việc ngắm nhìn cây kim tiền xanh tươi giúp con người thư giãn và thoải mái hơn khá nhiều.
Cây kim tiền nổi tiếng với ý nghĩa phong thủy nên cũng được dùng như một món quà tặng. Người ta thường đem tặng kim tiền trong những dịp mừng nhà mới, khai trương cửa hàng, khách sạn,... Nó được xem như là lời chúc về tiền bạc dồi dào và tài lộc không ngừng mà người tặng muốn gửi đến người nhận.
Cách trồng và chăm sóc cây kim tiền
Cách nhân giống cây kim tiền thông thường có 3 loại là gieo hạt, giâm cành hoặc tách bụi. Trong đó mỗi loại đều có ưu thế riêng.
Gieo hạt
Với phương pháp gieo hạt, cây kim tiền được trồng sẽ khỏe mạnh và có sức sống hơn. Cây ít xuất hiện các bệnh thường gặp và cành lá xanh tốt. tuy nhiên một nhược điểm lớn của kỹ thuật trồng cây kim tiền này là tốn thời gian và có năng suất thấp.
Người trồng cần chăm sóc kỹ càng và cần chọn lựa hạt giống cẩn thận để đảm bảo khả năng sống sót của cây. Bên cạnh đó, kim tiền cũng khó ra hoa, kết quả nên số lượng hạt giống bị hạn chế.
Tách bụi
Phương pháp tách bụi là phương pháp khá tối ưu. Cây kim tiền có khả năng phân chia tạo thành các cây nhỏ bên dưới các bụi cây. Người trồng chỉ cần tách những cây con này và đem trồng là đã có một cây mới.
Vì cây con đã phát triển đủ rễ và cành lá nên tỉ lệ sống sót rất cao. Người trồng cũng ít cần phải chăm sóc hơn bởi cây con đã đủ khỏe. Sau khi cây đủ lớn, có thể cây kim tiền thủy sinh hay trên đất đều tốt.
Tuy nhiên cách trồng này cũng có điểm yếu không nhỏ. Vì cây kim tiền tách bụi không quá nhanh nên số lượng cây con sẽ bị hạn chế. Vì vậy đa phần người ta dùng phương pháp này để trồng số lượng nhỏ.
Giâm cành
Giâm cành là cách trồng được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Người ta có thể cắt các cành, lá của kim tiền và đem trồng xuống đất thành cây. Dù lá cây có nguy cơ bị hỏng và phân hủy trong đất nhưng với số lượng cành lá lớn nên năng suất vẫn cao.
Cách trồng này rất đơn giản, số lượng cành lá giống lại nhiều và sản xuất nhanh nên có tính ứng dụng thực tế tốt. Cành lá kim tiền chỉ cần cắm vào đất và được tưới ẩm thường xuyên đã rất dễ mọc rễ thành cây con.
Sau khi trồng cây, cách chăm cây kim tiền cũng cần được chú ý đầu tư để cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Cách chăm sóc cây kim tiền không quá khó nên hầu như ai cũng có thể thực hiện đúng.
Lượng nước tưới
Với vẻ ngoài tươi tốt và mọng nước, nhiều người nghĩ kim tiền là loại cây ưa nước. Tuy nhiên vì có khả năng trữ nước cao mà cây không có nhu cầu nhiều về nước. Thậm chí tưới quá nhiều có thể làm thối rễ và chết cây.
Bình thường cây chỉ cần được tưới phun sương một lần mỗi tuần với lượng vừa phải. Những ngày mùa đông bạn có thể giảm lượng nước đi một chút chỉ vừa đủ ẩm đất.
Ánh sáng và dinh dưỡng
Kim tiền phát triển tốt với ánh sáng đèn điện trong nhà. Cây thích hợp sống trong nhiệt độ phòng khoảng 25-30 độ C. Để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng, hãy nhớ sử dụng phân bón cho cây kim tiền mỗi năm một lần.
Cắt tỉa
Để có dáng cây đẹp, người trồng có thẻ cắt tỉa thường xuyên cho cây. Ngoài ra nếu phát hiện cây kim tiền bị vàng lá hay các loại bệnh khác thì cũng cần cắt bỏ những phần mắc bệnh để chữa trị. Tiến hành rửa lá và thân cây thường xuyên sẽ giúp cây quang hợp và trao đổi khí tốt hơn.
Những kiến thức về cây kim tiền đã được chúng tôi tổng hợp ở trên đây. Hy vọng bạn đã hài lòng về những thông tin đạt được qua bài viết.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy: Đặt cây ở đâu tốt nhất?
Cây lưỡi hổ được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Đây là loại cây có nhiều tác dụng về thẩm mỹ, phong thủy và sức khỏe đối với con người. Những ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy và vị trí đặt cây tốt nhất đều được chia sẻ ở bài viết này.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Như tên gọi của nó, cây lưỡi hổ đại diện cho loài hổ. Trong văn hóa các quốc gia phương Đông, hổ là loài thú mạnh mẽ và hung dữ khắc chế tà ma rất tốt. Vì vậy trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp xua đuổi tà ma, quỷ dữ và mang đến vận may cho con người.
Với hình tượng về loài hổ - loài sát phạt, cây lưỡi hổ có thể được trồng trước cửa hoặc cổng nhà như một cây trấn phong thủy. Hổ cũng là loài vương giả nên trong nhà có lưỡi hổ sẽ gia tăng vượng khí và giúp người trồng thăng tiến trong cuộc sống.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong kinh doanh cũng khá quan trọng. Cây có lá dài, thẳng hướng lên trên với đỉnh nhọn. Nó như là một con dao sắc bén sẵn sàng chọc thủng bất kỳ chướng ngại vật nào trên đường đi. Vì vậy những người làm ăn và kinh doanh nên trồng cây trong phòng khách hoặc phòng làm việc để công việc thuận lợi hơn.
Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào?
Cây lưỡi hổ có ý nghĩa rất tốt với con người nhưng để tối đa hóa lợi ích từ nó thì người trồng cần phải hợp tuổi. Thông thường những người tuổi ngọ và tuổi dần sẽ thích hợp để trồng cây này.
Trong tên của cây đã có chữ hổ nên những người tuổi hổ trồng cây lưỡi hổ rất tốt. Số mệnh và vận may của họ sẽ đều được gia tăng phần nào. Người tuổi ngọ rất xông xáo và hoạt bát kết hợp với các lá cây thẳng, đỉnh nhọn hướng lên sẽ phá tan mọi cản trở trên đường đi. Vì vậy người tuổi ngọ trồng lưỡi hổ sẽ đạt được nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra thì cây lưỡi hổ hợp mệnh gì cũng là một vấn đề đang được quan tâm nhiều. Trên lá có những đường màu vàng tượng trưng cho mệnh thổ nên người mệnh này trồng cây rất tốt.
Những người mạng thổ thường vững chãi, chắc chắn nhưng vì thế mà bỏ lỡ nhiều cơ hội và ít dám bứt phá. Sự sắc nhọn và không kém phần mềm mại của lưỡi hổ sẽ giúp họ tự tin và phá bỏ được các rào cản của bản thân.
Là loại cây có lá mỏng, viền hơi sắc với đỉnh lá nhọn, lưỡi hổ là cây phong thủy hợp với người mệnh kim. Trong văn hóa phương Đông, bạch hổ cũng là thần thú có tính kim nên người mệnh kim trồng cây sẽ được gia tăng số mệnh. Ngoài ra, sắc xanh hiền hòa và sắc vàng vững chãi của cây lưỡi hổ cũng giúp kìm hãm bớt sự sắc bén của họ để trở nên thân thiện hơn trong mắt mọi người.
Đặt lưỡi hổ ở đâu tốt nhất?
Lưỡi hổ là cây cảnh đẹp và dễ sống nên có thể được đặt tại nhiều vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Bạn có thể đặt cây tại phòng khách cạnh bàn tiếp khác hoặc góc phòng. Nó sẽ giúp thu hút thêm tài lộc cho gia chủ và thanh lọc không khí trong phòng. Đặc biệt nếu khác hoặc chủ nhà sử dụng thuốc lá và các thực phẩm có mùi thì lưỡi hổ càng là sự lựa chọn hoàn hảo để hút mùi đấy.
Cây lưỡi hổ có thể hấp thụ CO2 ngay cả trong phòng tối và ban đêm nên nhiều người đặt cây cạnh giường trong phòng ngủ. Cây sẽ cung cấp Oxy và độ ẩm cho ta có giấc ngủ ngon hơn.
Bạn cũng có thể đặt cây tại văn phòng làm việc cũng rất tốt. Lưỡi hổ luôn vươn thẳng lên trên một cách mạnh mẽ sẽ luôn là nguồn động lực giúp năng suất được gia tăng. Đồng thời cây hấp thụ bớt các chất phóng xạ từ máy tính và chất độc bay hơi từ máy in một cách hiệu quả.
Nếu bạn muốn trừ tà và xua đuổi điềm xấu thì nên trồng cây lưỡi hổ ở trước cửa hoặc cổng nhà. Cây có liên quan đến hổ là loài đứng đầu muông thú và khắc chế tà ma rất tốt. Vì vậy khả năng trừ tà của lưỡi hổ không kém gì cây xương rồng.
Các kiến thức khác về cây lưỡi hổ
Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Nó là thực vật có hoa thuộc họ măng tây và được mô tả khoa học lần đầu vào năm 1903.
Lưỡi hổ được trồng ở rất nhiều nơi và trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây có hai tên gọi chính là lưỡi hổ và lưỡi mèo. Đây là loại thực vật lọc không khí và chịu được môi trường ít ánh sáng nên thường được trồng trong nhà.
Cây lưỡi hổ là loài thân bụi mọc thẳng đứng, khi trưởng thành có thể cao tới 1,6m. Lá cây dẹt, mỏng và mọng nước với bề mặt bóng. Lá lưỡi hổ có tông màu chính là xanh lá có pha lẫn màu xanh và trắng.
Hai bên lá cây có một đường sọc vàng kéo dài từ ngọn xuống tới gốc cây. Tuy có đầu nhọn nhìn sắc nhưng thân cây lại khá mềm nên khi tiếp xúc sẽ không bị tổn thương.
Lưỡi hổ là thực vật có hoa dài khoảng 3-4cm với 6 cánh mềm mại, thuôn dài. cây lưỡi hổ ra hoa thành từng cụm và có màu trắng nhạt. Sau khi hoa cây lưỡi hổ tàn sẽ có quả hình tròn. Cây hiếm khi ra hoa nên hầu hết thời gian người ta chỉ thấy phần lá cây là chủ yếu. Vì vậy mà không ít người thắc mắc cây lưỡi hổ có hoa không.
Giá cây lưỡi hổ khá rẻ, chỉ khoảng một trăm nghìn đồng một chậu nhỏ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây tại các shop bán cây lưỡi hổ online hoặc cửa hàng cây cảnh.
Tác dụng của cây lưỡi hổ
Cây cảnh trang trí
Ngoài ý nghĩa phong thủy đặc biệt ra, không ít người tò mò cây lưỡi hổ có tác dụng gì nữa. Đây là cây cảnh đẹp có thể trồng cả trong và ngoài nhà đều được. Lá cây vươn thẳng, mỏng và nhọn khá khác biệt so với những loại cây cảnh còn lại. Tùy theo kích thước và chủng loại mà người ta cũng có thể đặt cây trên bàn hoặc trên sàn nhà.
Hai màu chính của lưỡi hổ là xanh và vàng tạo cảm giác hài hòa, tràn đầy sức sống cho không gian xung quanh. Cây có ý nghĩa phong thủy tốt nên được trồng khá nhiều để xua đuổi tà ma và cân bằng phong thủy.
Thanh lọc không khí
Cây lưỡi hổ chịu khô hạn khá tốt và quang hợp được cả trong bóng râm nên là cây để trong nhà phù hợp. Một công dụng của cây lưỡi hổ khác là hấp thụ CO2 và cung cấp O2 ngay cả trong đêm nên không ít người đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ và phòng điều hòa.
Nhắc đến lưỡi hổ thì không thể bỏ qua tác dụng lọc không khí của cây. Nó luôn nằm trong top những cây lọc không khí hàng đầu mà các nhà khoa học khuyến khích sử dụng.
Với hiệu suất cao, chỉ cần một cây lưỡi hổ nhỏ đã có thể đảm bảo chất lượng không khí trong phòng ở mức tốt. Lưỡi hổ có thể giảm bớt bụi mịn trong không khí, hấp thụ các chất phóng xạ từ máy tính và các độc tố bay hơi từ mực máy in,... Lựa chọn trồng loại cây này chính là sự đảm bảo về sức khỏe đường hô hấp cho bản thân mỗi người.
Thảo dược trong y học
Không chỉ là cây cảnh lọc không khí, tác dụng cây lưỡi hổ trong y học cũng được tìm ra. Các chất tìm thấy trong lưỡi hổ cũng có tác dụng tích cực đến sức khỏe con người. Vì vậy, người ta sử dụng cây lưỡi hổ chữa bệnh như một loại thảo dược tự nhiên an toàn.
Lá lưỡi hổ rửa sạch ăn cùng với muối điều trị hiệu quả các bệnh viêm họng, khản tiếng và ho nhẹ. Nước thuốc chiết xuất từ lưỡi hổ được sử dụng để chữa viêm tai giữa từ rất lâu.
Các loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có mấy loại cũng là câu hỏi của những người tò mò. Hiện nay có rất nhiều loại lưỡi hổ và nổi bật nhất là những loại cây dưới đây.
Cây lưỡi hổ xanh
Điểm nổi bật của cây lưỡi hổ xanh là không có viền vàng quanh lá. Trên lá cũng không có những đường viền vàng đan xen giống như những cây khác. Thay vào đó toàn bộ lá cây có màu xanh với những đường viền xanh đậm nổi bật trên nền xanh sáng.
Cây có nhiều sắc xanh nên mát mắt và nhìn xanh tốt hơn so với các cây cùng loài. Các đặc điểm còn lại của nó cũng rất tương tự các cây lưỡi hổ khác nên rất dễ trồng và chăm sóc.
Cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ thái là một trong những loại lưỡi hổ được trồng rộng rãi tại nước ta. Cây có phần thấp và bầu hơn các loại khác nên rất thích hợp làm cây cảnh để bàn. Lá cây có đường viền vàng rất to nhìn sáng và bắt mắt.
Lưỡi hổ thái sống tốt trong phòng kín và phòng điều hòa nên thích hợp để bàn trong văn phòng. Hiện nay cây đang được tìm mua rất nhiều bởi sự nhỏ gọn và bắt mắt.
Cây lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ vàng khá lùn, thông thường không cao quá 20cm. Lá cây có đường viền vàng rất lớn, có những cây chiếm hơn một nửa bề mặt lá. Vì vậy nhìn cây sáng và bắt mắt nhất trong các loại lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ đỏ
Khác biệt hẳn với các cây lưỡi hổ còn lại, lưỡi hổ đỏ có lá cây đỏ rất đặc trưng. Lá cây không mọc thẳng mà tỏa ra xung quanh nhìn khá mềm mại. Phần viền ngoài của lá có màu đỏ hồng khá rộng. Chính giữa có màu xanh đậm xen kẽ các đường sọc vàng. Đây là loại cây đem lại may mắn và tài lộc cho con người theo phong thủy.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cách nhân giống cây lưỡi hổ phổ biến là tách bụi và giâm cành. Bởi cây ít ra hoa kết quả và thời gian trồng bằng cách gieo hạt khá lâu. Vì vậy đa số mọi người chọn hai phương pháp trên nhờ sự đơn giản và ít tốn thời gian của chúng.
Tách bụi: Cây lưỡi hổ trưởng thành sẽ mọc ra những bụi con bên dưới những cây to. Người trồng có thể tách những cây con này ra khỏi bụi lớn để đem đi trồng riêng. Lưu ý nên đợi cây con phát triển ít nhất khoảng 2-4 tuần mới tách để cây có tỉ lệ sống sót cao.
Sử dụng phương pháp tách bụi rất đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên một điểm trừ là phải chờ cây trưởng thành sinh ra cây con nên số lượng bị hạn chế. Vì vậy đa số người ta trồng cây lưỡi hổ trong nhà riêng bằng cách này.
Giâm cành: Đây là kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ được những chuyên gia ưa chuộng nhất. Bởi giâm cành tạo ra lượng lớn cây nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật và sự cẩn thận trong quá trình nhân giống.
Cần chọn cành mẹ khỏe mạnh, trưởng thành vừa phải và không bị bệnh. Cắt lá thành từng khúc dài khoảng 5cm và để khô lát cắt. Trồng khúc lá ngập đất một nửa và đặt dưới nắng thì cây sẽ ra rễ sau một thời gian. Lúc này bạn có thể đem cây lưỡi hổ trồng trong nước hay trên đất đều được.
Khi đã trưởng thành và khỏe mạnh, cây lưỡi hổ ít tốn công chăm sóc và thích nghi tốt với môi trường sống. Tuy vậy để cây đẹp và xanh tốt, bạn cũng nên hiểu đúng về cách chăm cây lưỡi hổ sau đây.
Ánh sáng
Yêu cầu về ánh sáng của lưỡi hổ không hề khắt khe. Cây quang hợp tốt dưới ánh sáng trực tiếp và cả trong bóng râm. Ánh sáng đèn điện cũng đã đủ để lưỡi hổ tiến hành quang hợp ổn định.
Dinh dưỡng và nhiệt độ
Để lá cây tươi tốt và nhanh lớn, đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chú ý quan sát tình trạng đất để tiến hành bón phân cho cây. Thông thường người trồng chỉ cần bón phân định kỳ nửa năm một lần là đủ.
Cây phát triển nhanh khi nằm trong khoảng nhiệt từ 20-30 độ. Vì vậy lưỡi hổ phát triển khá tốt khi được đặt trong phòng.
Tưới nước
Lưỡi hổ không cần nhiều nước và thích nghi tốt với việc được tưới nước không đều đặn. Chỉ cần tưới ẩm đất là đủ cho cây phát triển bình thường. Lưu ý không tưới quá nhiều nước một lần sẽ gây thối và hỏng rễ cây.
Tình trạng cây lưỡi hổ bị thối lá, đốm lá hoặc vàng lá không diễn ra thường xuyên nhưng cần được phòng tránh. Khi phát hiện cây bị bệnh cần cắt bỏ ngay phần hỏng và mua thuốc phun cho lưỡi hổ. Đa phần các bệnh này khá dễ chữa nên người trồng có thể tự chữa cho cây tại nhà.
Những thông tin về cây lưỡi hổ trên đây hy vọng đã khiến bạn hài lòng. Đây là một loại cây tốt có nhiều công dụng nên bạn có thể đặt mua về trồng.
Cây kim ngân để bàn có ý nghĩa gì? Tác dụng và cách chăm sóc kim ngân ra hoa
Cây kim ngân là cây để bàn đẹp được trồng ngày càng phổ biến ở nước ta. Vậy cây kim ngân là cây gì mà nhiều người ưa thích đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết cây kim ngân để bàn có ý nghĩa gì cũng như tác dụng và cách chăm sóc kim ngân ra hoa.
Giới thiệu chung về cây kim ngân
Cây kim ngân còn có tên gọi khác là cây thắt bím hay cây bím tóc với tên khoa học là pachira aquatica. Kim ngân là cây có hoa thuộc họ cẩm quỳ được mô tả khoa học lần đầu năm 1775. Đây là loại thực vật có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ như Mexico, Brazil, Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ.
Trong tự nhiên, kim ngân sinh trưởng khá nhiều ở các khu vực đầm lầy châu Mỹ. Cây trưởng thành có thể cao tới 6m và xanh tốt quanh năm. Thân cây mọc thẳng, bền chắc và khá dẻo dai. Vì vậy khi cây còn non, người ta trồng vài cây sát nhau và đan chúng lại nhìn như hình bím tóc. Cũng vì thế mà nó còn được gọi là cây bím tóc.
Cây cảnh kim ngân được trồng trong nhà trên chậu đất nhỏ hoặc thủy sinh trong bình thủy tinh. Vì được trồng trong không gian nhỏ nên kim ngân cảnh thường chỉ cao dưới 2m. Cây kim ngân xoắn lại với nhau từ 3-5 cây có tính thẩm mỹ cao.
Lá cây mọc tập chung ở đỉnh và tỏa hướng xung quanh. Hình dạng lá giống như hình mác, dày và xanh mọc thành cụm. Mỗi cụm lá gồm 5-6 lá cùng gốc mọc xòe như bàn tay với một mặt ngửa lên trên. Khi còn nhỏ lá có màu xanh non và dần chuyển đậm lúc trưởng thành.
Vì thường cây chỉ có lá xanh tốt nên nhiều người thắc mắc cây kim ngân có hoa không? Kim ngân là cây có hoa, thường mọc khoảng tháng 4 tới tháng 11 hàng năm. Hoa cây kim ngân hay nở vào ban đêm và tỏa mùi hương khá dễ chịu với con người. Cây có cánh hoa khá lớn màu kem nhạt với nhụy hoa đỏ ở giữa. Mỗi đài hoa có 5 cánh dài tới 15cm hướng ra xung quanh. Cây kim ngân hoa rất bắt mắt nhưng nếu không được chăm sóc đầy đủ, cây sẽ ít ra hoa.
Quả kim ngân có dạng tròn, màu đỏ và mọng nước. Đường kính những quả to nhất có thể lên tới 10cm. Khi chín, vỏ quả chuyển thành màu nâu nhạt và nứt dần. Trong mỗi quả có khoảng 10-20 hạt con. Tuy nhiên cây cần sống trong môi trường phù hợp và phát triển tốt thì mới ra quả được.
Ý nghĩa cây kim ngân
Ý nghĩa của cây kim ngân phần nào đã được mô tả qua cái tên của nó. Hai từ Hán Việt “kim” và “ngân” có nghĩa là vàng và bạc. Đây đều là hai đồ vật có giá trị rất cao và được dùng làm tiền tệ thời xưa.
Thậm chí có những nơi người ta còn gọi nó với cái tên cây kim ngân lượng. Vì vậy cây kim ngân tiền tài mang lại tiền bạc và tài lộc cho người trồng. Nếu biết sắp xếp phù hợp phong thủy, đây sẽ là loại cây thu hút tiền tài và làm gia tăng nguồn thu nhập một cách hiệu quả.
Thân cây bền bỉ, dẻo dai và bện với nhau như hình bím tóc mà vẫn khỏe mạnh xanh tốt. Nếu không nhìn kỹ nhiều khi người ta tưởng đó chỉ là một cây thân to. Vì vậy cây kim ngân phong thủy còn tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó một lòng của con người. Nó như một bài học về sự thống nhất và dựa vào nhau cùng phát triển cho những người trong gia đình và tập thể.
Cây kim ngân có sức sống mạnh mẽ với thân cành chắc chắn, dẻo dai và lá cây xanh tốt quanh năm. Nó như một nguồn sinh lực sống dồi dào sẵn sàng tiếp thêm năng lượng cho con người mỗi khi mệt mỏi. Trồng cây trong nhà sẽ làm tăng cường sự kết nối với thiên nhiên và sức sống cho căn phòng.
Cây kim ngân phát tài trong nhà thường được tết các cây nhỏ lại thành một thân to. Vì thế mà tùy theo số cây con mà nó cũng mang những ý nghĩa khác nhau trong phong thủy.
Trồng 1 cây: Cây kim ngân trồng đơn chỉ có một cây duy nhất to, mập với thân cây thẳng đứng. Nó có ý nghĩa như một cây trụ chống đỡ căn nhà giúp phong thủy vững chãi và bền bỉ hơn.
Trồng 3 cây: Thông thường kim ngân được trồng 3 cây nhiều nhất. 3 cây tượng trưng cho thiên - địa - nhân và cũng đại biểu cho phúc - lộc - thọ. Đây là thế cây tốt đẹp giúp phong thủy ngôi nhà hài hòa và đón nhiều phúc lộc.
Trồng 5 cây: 5 cây con tết lại với nhau sẽ tạo nên thân cây khá to. Nó mang ý nghĩa về ngũ phúc của con người là an, khang, phúc, lộc, thọ.
Cây kim ngân hợp tuổi nào?
Với những ý nghĩa tốt đẹp trên thì có lẽ bạn đã muốn biết cây kim ngân hợp với tuổi nào để mua trồng phải không? Thực ra cả 12 con giáp đều có thể trồng cây này. Trong đó người tuổi tý, thân và tuất là đạt lợi ích lớn nhất khi trồng kim ngân trong nhà.
Và bạn cũng muốn tìm hiểu cây kim ngân hợp mệnh gì? Kim ngân là thực vật nên hiển nhiên nó rất thích hợp với những người mệnh mộc. Cây có thân cành dẻo dai và lá xum xuê tươi tốt giúp người mệnh mộc gia tăng sinh lực và gặt hái nhiều tài lộc.
Cái tên của cây đều thuộc hành kim đã cho thấy đây là một loại cây cực kỳ phù hợp với người mệnh kim. Những người này trồng kim ngân sẽ gặt hái được nhiều tiền tài và thành công trong cuộc sống. Đồng thời số mệnh của họ cũng được tăng cường hơn khá nhiều.
Bên cạnh đó kim sinh thủy nên người mệnh thủy cũng phù hợp để trồng cây này. Tốt hơn những người mệnh thủy trồng cây kim ngân thủy sinh để tối đa hóa lợi ích thu được.
Tác dụng của cây kim ngân
Cây kim ngân có tác dụng gì hẳn là câu hỏi của không ít người. Cây kim ngân đẹp, có kích thước vừa phải nên được sử dụng rất nhiều làm cảnh trong nhà.
Dáng cây đẹp, dẻo dai và có sức sống dồi dào nên có thể uốn nắn thành các thế tùy theo ý thích. Lá cây bóng mượt, xum xuê và xanh tốt quanh năm mang lại nét tự nhiên và dịu mát cho căn phòng. Mỗi khi mỏi mệt và khó chịu, chỉ cần nhìn ngắm cây một lát thì bạn đã có thể thư giãn và giảm stress đáng kể.
Đồng thời, kim ngân còn là cây lọc không khí khá hiệu quả. Không kém cạnh các giống cây khác, nó có thể hấp thụ các chất độc trong căn phòng, giảm nồng độ CO2 và sản sinh khí O2 trong không khí. Vì thế không ít người trồng cây trong phòng ngủ, cây kim ngân để bàn làm việc, phòng khách... để đem lại không gian sinh hoạt sạch sẽ và thoáng mát.
Cây kim ngân có sự phối hợp khá hoàn hảo giữa cương và nhu. Thân cây chắc khỏe đem lại cho người nhìn một cảm giác mạnh mẽ lại được uốn thành hình bím tóc khá mượt mà. Dáng cây đẹp, tạo cảm giác hài hòa nên rất phù hợp để trong phòng tiếp khách.
Ngoài ra tác dụng cây kim ngân còn được thể hiện trong y học. Trong đông y đây là loại cây thuốc điều trị một số bệnh. Mùi hương từ nhựa cây cũng đuổi muỗi và côn trùng khá hiệu quả.
Cây kim ngân có độc không?
Hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể và chính xác về việc cây kim ngân có độc không. Việc tiếp xúc trực tiếp với cây không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nên kim ngân vẫn là loại cây an toàn. Tuy nhiên đây không phải là cây ăn được nên vẫn phải chú ý đặt cây xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Quả kim ngân có màu rất đẹp và căng mọng hấp dẫn nhưng lại không ăn được. Trong quả có chứa các chất axit béo cyclopropenoid và chất CPFA gây hại đến cơ thể động vật. Đây là những chất hủy hoại hệ thống nội tạng được xét nghiệm trên cơ thể chuột. Dù vậy cây ít khi ra quả nếu không có những điều kiện chăm sóc cẩn thận nên kim ngân nhìn chung vẫn an toàn.
Cách chăm sóc cây kim ngân ra hoa
Cây kim ngân có sức sống mạnh và thích nghi tốt với các điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên chỉ khi cây được chăm sóc đúng cách thì mới có thể ra hoa được. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm cây kim ngân chúng tôi gửi đến bạn.
Chậu trồng cây
Cách trồng cây kim ngân thông thường là trồng trong chậu đất và trồng trong chậu thủy sinh. Đối với cây trồng chậu đất, nên chọn loại đất thịt có trộn lẫn xơ dừa, mùn cưa, vỏ trấu,... để đảm bảo dinh dưỡng và độ tơi xốp. Bón phân ủ mục và phân NPK với tỷ lệ hợp lý để cây có đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Tiến hành bón phân định kỳ mỗi năm một lần tránh đất bạc màu.
Phần đáy chậu có thể dải một lớp sỉ mỏng để tăng khả năng thoát nước cho đất trồng. Phần giữa đáy được đục một lỗ tròn để tránh ứ đọng nước khi tưới quá nhiều.
Đối với cây kim ngân thủy sinh, chỉ cần chuẩn bị một chậu thủy tinh sạch có chứa dung dịch dinh dưỡng là được. Trước khi đặt cây vào trong bình nhớ rửa sạch đất bám trên rễ để tránh thối rễ cây.
Nên đặt mức nước khoảng ⅔ thể tích của bình. Nhúng cây sao cho vừa ngập nước phần rễ để thân cây không bị thối. Mỗi tuần nên bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây một lần.
Tưới nước
Cây kim ngân không có nhu cầu nước quá cao nên cần chú ý không tưới nhiều tránh cây bị úng. Vào mùa khô nhiệt độ cao thì cần tưới cho cây 2 lần mỗi tuần. Những ngày ẩm ướt mưa nhiều bạn chỉ cần tưới 1 lần mỗi tuần là đủ.
Cây kim ngân trồng thủy sinh không cần phải tưới mà chỉ cần thay nước. Mỗi tháng hãy thay nước một lần cho cây. Đặc biệt khi quan sát thấy nước trồng bị chuyển màu thì phải thay nước ngay.
Ánh sáng
Cây kim ngân không cần quá nhiều ánh sáng. Khi tiếp xúc quá lâu với ánh sáng trực tiếp, khả năng cây kim ngân bị héo lá là rất cao. Tuy nhiên nếu đặt trong tối lâu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây.
Nên đặt cây tại những vị trí có ánh sáng hắt như gần cửa sổ hoặc ban công. Kim ngân có thể quang hợp với ánh sáng nhân tạo trong phòng nhưng để cây xanh tốt bạn vẫn nên mang cây ra ngoài nắng ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Sâu bệnh
Cây kim ngân bị vàng lá, cháy lá, thối gốc nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi phát hiện cây bị bệnh, người chăm sóc cần tiến hành cắt bỏ những bộ phận mắc bệnh và thối hỏng. Bởi những phần này có thê lây bệnh và làm thối các cành lá gần chúng.
Đây là giống cây trồng trong nhà nên ít khi bị sâu, rệp tấn công. Vì thế nếu không thật sự cần thiết thì hãy hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Những mẫu cây kim ngân đẹp để bàn
Trên đây là những thông tin về cây kim ngân mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thắc mắc và tò mò của bạn đã được giải đáp qua bài viết trên.